Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Nguy cơ Covid-19 ở New York tệ hơn Vũ Hán

Nếu tốc độ tăng ca nhiễm nCoV mới như hiện nay vẫn tiếp diễn, New York sẽ phải hứng chịu đợt dịch nghiêm trọng hơn nhiều so với Vũ Hán, Trung Quốc hay vùng Lombardy của Italy, theo giới chuyên gia.

Đà tăng hiện tại có thể thay đổi nhờ các biện pháp chống dịch như cách biệt cộng đồng hoặc khoanh vùng, hạn chế lây nhiễm. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu cho thấy thành phố New York vẫn chưa đạt được thành công trong phòng chống dịch vào cùng thời điểm với Vũ Hán và Lombardy. Điều đáng lo hơn là nhiều thành phố lớn khác tại Mỹ cũng đang đi theo quỹ đạo của New York.

Tờ New York Times của Mỹ đưa ra 4 cách tính quy mô bùng phát dịch tại các thành phố lớn, cũng như cảnh báo nguy cơ vỡ trận nếu các biện pháp kiểm soát không mang lại hiệu quả.

Nhân viên y tế tại một bệnh viện ở thành phố New York hôm 27/3. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế tại một bệnh viện ở thành phố New York hôm 27/3. Ảnh: AFP .

Trong giai đoạn đầu, quy mô dân số không có nhiều ý nghĩa khi một bệnh nhân thường chỉ lây cho vài người, bất kể là họ sống trong một thị trấn 100.000 dân hay đô thị 10 triệu người. Khi bệnh dịch bắt đầu lây lan, số ca nhiễm trên đầu người cho thấy mức độ phát tán của nCoV trong cộng đồng dân cư, cũng như nguy cơ quá tải của hệ thống y tế địa phương.

Vũ Hán hiện ghi nhận gần 51.000 người nhiễm trong tổng số hơn 11 triệu cư dân, đạt tỷ lệ 4,59 ca/1.000 dân. Tỷ lệ ca nhiễm trên 1.000 người của vùng Lombardy là khoảng 3,48. Bang New York có dân số cao gấp đôi Vũ Hán và tới nay đã báo cáo hơn 43.000 ca nhiễm nCoV, đạt tỷ lệ 2,15 ca/1.000 dân.

Con số người nhiễm được xác nhận cũng không phản dịch công chứng ánh chính xác mức độ lây trong cộng đồng, do năng lực xét nghiệm hạn chế có thể bỏ lọt nhiều người mắc Covid-19 nhưng chưa có triệu chứng. Sự khác biệt trong tốc độ xét nghiệm giữa các vùng cùng gây khó khăn khi so sánh thống kê.

Tỷ lệ tử vong trên đầu người có thể là phép đối chiếu trực tiếp hơn, do nó bỏ qua nhiều biến số trong xét nghiệm. Khác biệt trong quy trình xét nghiệm ít ảnh hưởng tới phương pháp này, vì những bệnh nhân ốm nặng nhất ở Mỹ thường được xét nghiệm nCoV.

Lombardy là khu vực có tỷ lệ tử vong cao nhất với 0,48 người chết/1.000 dân, tỷ lệ này ở Vũ Hán là 0,23. New York có tỷ lệ tương đồng với phần lớn đô thị tại Mỹ, ở mức 0,02-0,03 ca tử vong/1.000 dân.

Dù vậy, phương pháp này cũng có một số hạn chế, chủ yếu do tỷ lệ tử vong phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe bệnh nhân, cũng như nguồn lực y tế địa phương. Mức tử vong có thể rất cao ở những nơi nCoV lây lan trong nhà dưỡng lão, dù nó không phát tán nhiều ra cộng đồng.

Phần lớn bệnh nhân Covid-19 qua đời sau vài tuần, khiến số người chết cũng không phản ánh chính xác quy mô đại địch đang bùng phát nhanh.

Tốc độ tăng ca bệnh theo thời gian sẽ giúp đánh giá nguy cơ bùng phát đại dịch, do nó không chỉ thống kê số người nhiễm mà còn thể hiện tốc độ tăng ca bệnh, từ đó cho thấy tình hình vùng dịch đang tốt lên hay xấu đi.

Mức tăng 40% trên đồ thị cho thấy tổng số ca nhiễm tăng 40% sau một ngày, trong khi 100% tương đương số người mắc Covid-19 tăng gấp đôi sau mỗi 24 giờ. Các quan chức y tế liên tục đề cập biện pháp "cách biệt cộng đồng" để "làm phẳng đường cong", tức đưa đồ thị này dần tới mức 0.

Tốc độ tăng ca bệnh trong tháng 3 của Vũ Hán, Lombardy và nhiều thành phố Mỹ. Đồ họa: NYT.

Tốc độ tăng ca bệnh trong tháng 3 của Vũ Hán, Lombardy và nhiều thành phố Mỹ. Đồ họa: NYT .

New York hiện vẫn chứng kiến tốc độ tăng hơn 30%, cho thấy dịch bệnh vẫn đang lây lan nhanh và chưa được kiểm soát, trong khi Vũ Hán đã giảm về mức 0%. Một số thành phố như Baton Rouge báo cáo tốc độ tăng cao nhưng số người nhiễm nCoV vẫn thấp, tức là họ vẫn còn cơ hội làm phẳng đồ thị trước khi Covid-19 bùng phát.

Tốc độ tăng theo số ca bệnh được tính theo số trường hợp dương tính nCoV tại một khu vực nhất định. Nó cho thấy liệu một cộng đồng có thể hãm đà tăng trước khi có quá nhiều người nhiễm, hay "làm phẳng đường cong" được hay không.

Thống kê cho thấy tình hình ở New York chưa có dấu hiệu khả quan. Tốc độ tăng sẽ cao hơn rất nhiều so với Vũ Hán hay Lombardy khi số người nhiễm ở các vùng này tương đương nhau. Nhiều đô thị như Detroit và New Orleans cũng có thể bùng phát dịch nếu không có biện pháp ngăn chặn. Trong khi đó, Seattle và San Francisco lại đạt nhiều tiến triển trong nỗ lực kiểm soát.

Tốc độ tăng số ca bệnh mỗi ngày. Đồ họa: NYT.

Tốc độ tăng số ca bệnh mỗi ngày. Đồ họa: NYT .

Đồ họa này cũng hạn chế nhầm lẫn khi cho rằng một thành phố đang thành công khi duy trì đà tăng chậm vào giai đoạn đầu. Nhiều cách tính dựa trên tốc độ tăng ca bệnh theo thời gian, khiến mọi người lầm tưởng rằng những địa phương bùng phát dịch nhanh chóng đang là nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất.

Tuy nhiên, cộng đồng có tốc độ tăng ca bệnh cao với số người nhiễm lớn mới là nơi gặp vấn đề nghiêm trọng, bất kể là khi Covid-19 bùng phát sau 10 hay 100 ngày kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên.

Mỹ hiện là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với hơn 104.000 ca nhiễm nCoV, hơn 1.700 người chết và hơn 2.500 trường hợp bình phục. New York là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm và trên 500 bệnh nhân tử vong trên toàn quốc.

Vũ Anh (Theo New York Times )

Thiết bị xét nghiệm nCoV trong 5 phút

Thiết bị này được FDA phê duyệt ngày 27/3 để sử dụng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe như phòng khám bác sĩ, khoa cấp cứu bệnh viện... Dụng cụ xét nghiệm này có thể phát hiện người dương tính với nCoV trong năm phút và kết quả âm tính trong 13 phút.

Bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh nCoV giúp phát hiện trường hợp dương tính trong 5 phút. Ảnh: Abbott

Bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh nCoV giúp phát hiện trường hợp dương tính trong 5 phút. Ảnh: Abbott

Thiết bị có kích thước bằng một lò nướng nhỏ, chỉ nặng khoảng 3 kg dễ dàng di chuyển. Thiết bị xét nghiệm sử dụng công nghệ phân tử, khuếch đại axit nucleic đẳng nhiệt cho kết quả chỉ trong vài phút.

Ông Robert B. Ford, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của phòng thí nghiệm Abbott chia sẻ: Chúng ta phải chiến đấu chống đại dịch Covid-19 trên nhiều mặt trận. Một dụng cụ xét nghiệm có tính di động sử dụng công nghệ phân tử mang lại kết quả trong vài phút sẽ bổ sung vào các giải pháp chẩn đoán cần thiết để chống lại virus này".

"Với thiết bị này, các cơ sở chăm sóc sức khỏe có thể triển khai xét nghiệm bên ngoài phòng khám tại các điểm nóng của dịch", Robert cho biết thêm.

Phòng thí nghiệm dịch công chứng sẽ tăng cường sản xuất để đạt 50.000 bộ dụng cụ mỗi ngày, cung cấp cho các đơn vị y tế tại Mỹ vào tuần tới. Đơn vị này cũng đang làm việc với các cơ quan quản lý để đưa các thiết bị xét nghiệm nCoV đến vùng tâm dịch.

Tính đến ngày 29/3, Mỹ ghi nhận hơn 122.000 người nhiễm nCoV, là vùng dịch lớn nhất thế giới, trong đó hơn 2.000 người đã chết. Bang New York là tâm dịch, chiếm hơn một nửa số ca nhiễm trên cả nước Mỹ và hơn 500 ca tử vong. Các bệnh viện tại đây phải tăng công suất ít nhất 50%, một số tăng 100% để ứng phó dịch bệnh, song vẫn đối mặt tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng giường bệnh, thiết bị bảo hộ và máy thở.

Lê Cầm (Theo Marketwatch )

Thắt chặt an ninh Bệnh viện Bạch Mai

Thắt chặt an ninh Bệnh viện Bạch Mai - VnExpress
VnExpress
   

Thắt chặt an ninh Bệnh viện Bạch Mai

Hà NộiLực lượng an ninh, công an kiểm soát chặt hoạt động ra vào Bệnh viện Bạch Mai sau khi 12 người mắc nCoV tại đây.

Lộc Chung

Thời sự Thứ bảy, 28/3/2020, 20:19 (GMT+7)

dịch công chứng
 

CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’

"Tôi muốn lặp lại và nhấn mạnh điều mình từng nói: đừng căng thẳng về công việc”. Đó là thông điệp vừa được CEO Stewart Butterfield gửi đến toàn bộ nhân viên Slack – công ty công nghệ có giá trị hàng tỷ USD.

Khi đại dịch Covid-19 lan rộng khắp nước Mỹ và thế giới, Butterfield chia sẻ với nhân viên của mình rằng: “Chúng tôi hiểu điều này. Hãy chăm sóc bản thân, chăm sóc gia đình, trở thành một đối tác tốt. Không sao cả nếu phải giảm giờ làm hay làm việc không thường xuyên. Hãy tạm nghỉ một lát nếu bạn thấy cần”.

CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’ - Ảnh 1.

CEO Slack cho biết ông đã nhìn thấy con cái của các đồng nghiệp thông qua các cuộc gọi video. “Chúng tôi có thể để nhân viên tự do hơn một chút và mọi người đều được thấu hiểu và cảm thông – chúng ta đều là con người và đang cùng trải qua hoàn cảnh này”, ông nói.

Khác với nhiều doanh nghiệp đang bên bờ phá sản vì đại dịch, Covid-19 lại là cơ hội phát triển cho công ty ứng dụng tin nhắn này. Khi hàng loạt doanh nghiệp trên thế giới chuyển sang làm việc từ xa để tránh lây lan virus corona, Slack trở thành công cụ kết nối quan trọng và được nhiều người lựa chọn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/3, giá trị vốn hóa của Slack ở mức 15,9 tỷ USD. Công ty có hơn 110.000 khách hàng trả tiền. Hiện 100% nhân viên của Slack tại 18 văn phòng trên thế giới (2.000 người) đang làm việc tại nhà. Các nhân viên được trợ cấp 500 USD để sắp xếp nơi làm việc tại nhà thuận tiện và thoải mái

Theo tỷ phú Mark Cuban, trong thời điểm đại dịch và khi thị trường biến động mạnh, cách xử lý của các nhà lãnh đạo công ty sẽ được “soi” rất kỹ. Các chủ doanh nghiệp không nên yêu cầu dịch công chứng nhân viên đi làm như bình thường quá sớm.

“Đó không chỉ là vấn đề an toàn, đó là còn là vấn đề kinh doanh”, nhà đầu tư nổi tiếng của chương trình Shark Tank chia sẻ.

Mark Cuban cho rằng cách phản ứng của các công ty sẽ định nghĩa thương hiệu của họ trong nhiều thập kỷ. “Nếu bạn không quan tâm đến nhân viên/cổ đông và đặt họ lên hàng đầu, mọi người sẽ đánh giá công ty của bạn như vậy”.



CEO công ty tỷ USD nhắn nhủ với nhân viên thời Covid-19: ‘Đừng căng thẳng về công việc’ - Ảnh 2.

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức "đáng lo ngại"

" Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong tháng 3 năm nay đã ảnh hưởng toàn diện đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó, cộng đồng doanh nghiệp là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề ", Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư – cho biết. 

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức đáng lo ngại - Ảnh 1.

Trong tháng 3/2020, tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 6.553, tăng 55,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Tính chung cả Quý I, có gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2% so với cùng kỳ 2019). Trong đó:

+ 18.596 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 26,0%).

Đây là mức tăng cao nhất về số lượng đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong Quý I giai đoạn 2015-2020, thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19 đến việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.

+ 12.178 doanh nghiệp chờ giải thể (giảm 20,6%). Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể trong Quý I/2019 trước đó tăng cao bởi hơn một nửa số đó ( 8.404 doanh nghiệp) bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu năm 2018 để loại bỏ các doanh nghiệp đã thành lập trước đây nhưng trên thực tế không còn hoạt động.

+ 4.115 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 0,02%).

Tính trung bình, mỗi tháng có 11.630 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức đáng lo ngại - Ảnh 2.

Tình hình hoạt động doanh nghiệp Quý 1/2020. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, tình hình doanh nghiệp rút khỏi thị trường thể hiện rõ xu hướng của doanh nghiệp hiện nay - tâm lý nghe ngóng, chờ đợi, "đóng băng" hoặc đưa doanh nghiệp vào tình trạng "ngủ đông" để xem xét tình hình tiến triển của dịch bệnh, rồi quyết định tiếp tục kinh doanh hay đóng cửa doanh nghiệp, chứ chưa đóng cửa doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này.

Điều này thể hiện ở sự gia tăng mạnh về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn và giảm về số doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể.

Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong Quý I/2020 có xu hướng chững lại. Cả nước có 29.711 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là một trong những mức gia tăng số doanh nghiệp thành lập mới thấp nhất của Quý I giai đoạn từ 2015-2019 (so với mức tăng trung bình là 10,9%). Điều này cho thấy những ảnh hưởng đang ngày một rõ rệt của dịch viêm phổi cấp Covid-19 đến tình hình đăng ký doanh nghiệp trong nước.

Kinh tế quý 1: Ảnh hưởng bởi COVID-19, gần 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, số quay trở lại hoạt động ở mức đáng lo ngại - Ảnh 3.

Tình hình vốn đăng ký Quý 1/2020. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong Quý I/2020 là 14.810 doanh nghiệp, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi tỷ lệ này của Quý I/2019 so với Quý I/2018 tăng đến 78,1%.

" Đây là điều đáng lo ngại bởi theo ghi nhận hàng năm thì khoảng thời gian Quý I thường là lúc các doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh cho một năm tài chính mới, do đó, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thời gian này sẽ nhiều nhất. Tuy nhiên, do dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát nên doanh nghiệp vẫn đang chần chừ, nghe ngóng thông tin để có phương án tối ưu nhất ", Cục dịch công chứng Quản lý Đăng ký Kinh doanh cho biết.

Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc QUAN TRỌNG người dân cần làm ngay trong 2 tuần tới

Theo Bộ Y tế khuyến cáo, ít nhất trong 2 tuần tới người dân cần tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người (cùng một chỗ). Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo. Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện...

Cụ thể như sau:

Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc QUAN TRỌNG người dân cần làm ngay trong 2 tuần tới - Ảnh 1.

Những việc cần làm ngay trong 2 tuần tới

Để phòng chống dịch bệnh COVID-19 , Bộ Y tế khuyến cáo người dân, chính quyền các địa phương, các cơ quan, tổ chức thực hiện 7 việc sau:

- Thứ nhất , hạn chế tụ tập đông người từ 00 giờ ngày 28 tháng 3 đến hết ngày 15 tháng 4 năm 2020.

- Thứ hai , ít nhất trong 2 tuần tới, tạm dừng tất cả các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người (cùng một chỗ). Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo. Cấm tụ tập nhiều hơn 10 người ở bên ngoài các công sở và trường học, bệnh viện.

- Thứ ba , đóng cửa các dịch vụ không cần thiết như massage, vũ trường, các cơ sở du lịch, tham quan, các tụ điểm vui chơi, giải trí, các rạp chiếu phim, quán bia hơi, nhà hàng ăn uống… Trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm, các cơ sở khám chữa bệnh để bảo đảm nhu cầu cần thiết cho nhân dân.

- Thứ tư , tạm dừng hoặc tổ chức lại rất ít chuyến giao thông công cộng.

- Thứ năm , cần thay đổi phương thức làm việc, từ trực tiếp sang trực tuyến và các hình thức phù hợp khác để tránh lây nhiễm bệnh.

- Thứ sáu , nhân dân bình tĩnh, yên tâm, tiếp tục tin tưởng, ủng hộ các biện pháp phòng, chống dịch. Mỗi người dân hãy là một chiến sĩ phòng, chống dịch; tiếp tục chung sức, đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh.

- Thứ bảy , trước mắt thực hiện nghiêm các biện pháp không tụ tập đông người; chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tăng cường tự bảo vệ sức khỏe; hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường hợp thật sự cần thiết và thực hiện tốt các khuyến cáo của cơ quan chức năng, nhất là đối với người cao tuổi, có bệnh nền.

Bộ Y tế khuyến cáo 7 việc QUAN TRỌNG người dân cần làm ngay trong 2 tuần tới - Ảnh 2.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tăng cường tự bảo vệ sức khỏe. (Hình minh họa).

Trước đó, Bộ Y tế cũng có văn bản đề nghị tất cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và những ai đã tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) từ ngày 12/3/2020 đến nay thực hiện ngay các biện pháp sau:

- Liên dịch công chứng lạc với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và trợ giúp;

- Khai báo y tế qua ứng dụng NCOVI (tải về điện thoại di động từ ncovi.vn). Những người không có điện thoại di động có thể khai báo trực tuyến trên trang web tokhaiyte.vn. Thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe của mình để được trợ giúp.

- Tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà riêng hoặc nơi lưu trú. Bộ Y tế đề nghị tất cả các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước thực hiện nghiêm những quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh COVID-19 theo Quyết định 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020; quan tâm chăm sóc sức khỏe cho các nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị người bệnh, đặc biệt là những người đang làm việc tại các khoa bệnh nhiệt đới.

Nguồn: Bộ Y tế

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản?

01

Tôi từng biến mất khoảng một tuần, có người bạn để ý nên nhắn tin hỏi tôi đã đi đâu.  Tôi im lặng rất lâu, sau đó đáp: "Sống quá thất bại, cần tìm một nơi để trốn chạy".

Người bạn đó nói: "Như cậu mà còn gọi là thất bại thì có phải bọn tôi đừng nên sống nữa hay không".

Tôi trả lời: "Làm gì đến mức thế. Mà nói chung cố mà sống thôi, kiếm tiền".

Người bạn: "Cậu mà thiếu tiền ư? Tính theo tuổi cậu giờ chắc cũng phải tiết kiệm được kha khá rồi. Tháng nào cũng có lương, lại còn viết lách thêm, cả đống tiền".

Tôi đọc mà bật cười: "Tôi nghèo lắm, trời ạ. Ở tuổi tôi thì nên tích được bao nhiêu tiền chứ? Cậu nghĩ thử coi".

Tôi mang câu hỏi này post lại lên MXH và thu về vô số đáp án, phần lớn đều của những người độ tuổi từ 18-35 tuổi.

27 tuổi, không nhà, không xe, không bạn gái, không tiền tiết kiệm...

23 tuổi, một căn nhà, tài sản cá nhân khoảng 300 triệu...

25 tuổi, có nhà, có xe, có vợ, có con, không có tiền tiết kiệm...

28 tuổi, ở trọ, có bạn gái, không có tiền tiết kiệm...

19 tuổi, sống dựa vào trợ cấp của gia đình, tài sản cá nhân có điện thoại, đồng hồ?

29 tuổi, một công ty, một biệt thự, một Mercedes, tài sản hiện nay tính tiền tỷ...

... Không có gì cả...

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 1.

Cứ thế, mọi người so đi tính lại, có người giàu, có người nghèo, có người hâm mộ, có người tranh cãi... Rồi không ai bảo ai, mọi người đều tập trung vào người có câu trả lời có công ty, có biệt thự, có siêu xe kia. Tất nhiên, câu hỏi lúc này tất cả đều kiểu: "Có phải cậu là rich kid không? Có phải lập nghiệp lâu lắm rồi không? Mà lập nghiệp sớm cũng không thể có biệt thự, có siêu xe nhanh như thế được".

Kỳ lạ là khổ chủ lại hoàn toàn im lặng giữa cơn ồn ào mình gây ra.

Lúc này, có người khẳng định chắc nịch: "Chắc chắn con nhà giàu luôn. 23 tuổi tốt nghiệp đại học, vừa tốt nghiệp đã mở công ty riêng, lái siêu xe. Nếu không phải nhà có điều kiện thì làm gì có chuyện 29 tuổi đã phất nhanh vậy".

Bên dưới 100 comment thì 99 comment đồng tình: "Đúng vậy".

Sau đó lại là một loạt than vãn, kể khổ, thở dài, kêu ca bất công.

Lúc này đây tôi tự nhiên hối hận câu hỏi mình đã đăng lên. Trải nghiệm của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Hoàn cảnh, thử thách, con đường mọi người có cũng thế. Sự so sánh vô hình này sẽ khiến người ta cảm thấy vừa ngưỡng mộ vừa áp lực vô cùng.

02

Ngày hôm sau, anh chàng 29 tuổi kể trên inbox riêng cho tôi, hỏi: "Cậu có tin tôi là rich kid không?".

Tôi ngẫm nghĩ rồi kết hợp với phản ứng đám đông nên đồng ý.

Người ấy lại nói: "Nhà tôi làm kinh doanh thật nên chắc sinh ra tôi đã có máu kinh doanh. Nhưng chỉ có máu kinh doanh thôi thì tác dụng gì? Lên cấp 3, tôi vừa học vừa tìm cách đầu tư. Lên năm nhất đã thành lập công ty riêng. Tới năm 2, công ty phá sản, tôi mang món nợ gần 1 tỷ đồng. Năm 3 đại học, vất vả lắm tôi mới lên được một dự án, chạy vạy, đi khắp nơi xin đầu tư hơn 3,2 tỷ, nhưng cuối cùng chỉ xin được 1,6 tỷ. Đã vậy nhà đầu tư còn rút vốn giữa chừng, tôi khốn đốn đến mức không trả nổi lương cho nhân viên. Khi đó tôi đã nghĩ mình trắng tay rồi. Tôi không biết mình đã vượt qua quãng thời gian đó như thế nào nữa. Cuối cùng, cơ hội đến, tôi một lần nữa sống lại. Đương nhiên, suy cho cùng tôi vẫn may mắn hơn nhiều người khi ông trời nhận ra sự cố gắng của tôi. Tôi đã tự trở thành rich kid của cuộc đời tôi".

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 2.

Đọc xong tâm sự của doanh nhân trẻ này, tôi thở dài. Đúng là không có so sánh thì không có đau thương. 

Chúng ta của hồi cấp 3 còn đang cắm đầu vào học, hoặc bám hành lang bàn luận cậu bạn lớp bên nào đẹp trai, đàn em khóa dưới nào xinh gái, "kinh doanh" là khái niệm gì đó quá ư lạ lẫm hoặc cho rằng đó là việc của người lớn, chẳng liên quan gì đến mình hết. 

Tới năm nhất đại học, chúng ta nghĩ mình là tân sinh viên, chỉ quan tâm đến chuyên ngành của mình rồi lo yêu đương. "Công ty riêng" là từ trên trời, nói chi đến việc tự mình quản lý, vận hành, lãi, nợ gì đó hoàn toàn xa tầm với.

23 tuổi tốt nghiệp, theo đúng quy trình thì chúng ta sẽ lao đầu đi tìm việc. Trước khi tìm được việc hoặc kể cả mới đi làm thì còn thử việc, thực tập, lương thấp, chúng ta vẫn phải sống dựa vào bố mẹ. Loay hoay giữa thành phố lớn, lo tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn uống, lương cơ bản coi như đủ, lấy đâu ra tiền tiết kiệm. Chúng ta phần đông giống với trường hợp 27 tuổi, không nhà, không xe, không tiền tiết kiệm, không có cả người yêu.

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 3.

Tất nhiên, cũng có một kiểu người còn trẻ đã kết hôn, bố mẹ hai bên đều có điều kiện nên mua nhà cho. Hai vợ chồng trẻ giải quyết được vấn đề nhà cửa rồi thì nay chỉ cần lo làm việc thôi, không có tiền tiết kiệm cũng không sao.

Còn người có câu trả lời 23 tuổi có nhà, có 300 triệu trong tài khoản kia có thể là rất giỏi, tự mua được nhà, hoặc được bố mẹ mua cho. Còn 300 triệu tiết kiệm là cô ấy tự nỗ lực mà, không thì do có người giúp.

Nói chung, bạn hoàn toàn không thể nhìn vào độ tuổi của một người để phán đoán xem họ cần phải có bao nhiêu tiền. Bởi lẽ, bạn có thể có cơ duyên hoặc không, bạn có thể có may mắn hoặc không, bạn có thể cố gắng hoặc không, quá nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

03

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 4.

Tôi có một cô bạn mà tôi coi như nữ thần. Lý do là vì cô ấy rất xinh, rất giỏi, làm việc ở công ty lớn, thường check-in ở những nơi mà người thường ít có khả năng tới, lâu lâu còn chụp ảnh chung với toàn người nổi tiếng. Ngay cả việc xem trang cá nhân của cô ấy thôi tôi cũng nhận thấy nó khác với người khác, nơi đó toát ra cái khí chất ở "tầng trên". Nếu không phải biết rõ cô ấy, tôi sẽ nghĩ cô ấy rất giàu, lương cao chót vót, gia thế khủng, tiền tiết kiệm cũng rất nhiều. Thế nhưng quen rồi mới biết, cô ấy thực ra chỉ là một thợ trang điểm bình thường. Vì hay theo các đoàn làm phim nên được đi khá nhiều nơi, thậm chí nếu đoàn phim thiếu diễn viên quần chúng hoặc vai phụ của phụ, cô ấy cũng được mời tham gia luôn.

Tôi hỏi cô ấy: "Nghề của bà chắc lương cao lắm nhỉ? Suốt ngày được đi nữa chứ, mới 20 tuổi nhưng chắc tiết kiệm được kha khá rồi đúng không?".

Cô ấy cười khổ: "Ông nhìn bên ngoài thì thấy thế thôi chứ tiền lương là một chuyện, phải đi theo tôi ông mới biết mọi chuyện thực sự là như thế nào".

Sau này có lần vì quá tò mò, tôi đi làm "thợ phụ" cho cô nàng thật. Cô ấy nhận trang điểm cho một đoàn làm phim, đến cảnh nữ chính là cô dâu cần quay ngoại cảnh, cô ấy đi theo. Mỗi ngày chỉ được nghỉ ngơi 4 tiếng, vì phải quay cảnh bình minh nên 4 giờ sáng cô ấy đã phải dậy trang điểm. Diễn viên quay thì cô ấy ngồi chợp mắt trên ghế, không dám ngủ say vì sợ người ta cần dặm phấn hay tô son thêm. Cứ thế, cảnh này vừa xong, cô ấy lại chạy qua cảnh khác, trang điểm hết vai này đến vai khác. Cả ngày dài làm việc, lưng cô ấy có khi còn không thẳng lên được. Nếu đoàn phim quay đêm, cô ấy cũng phải thức theo.

Làm mấy năm, tiền tiết kiệm đúng là có thật nhưng cơ thể cô ấy cũng đến lúc biểu tình: Đau dạ dày, đau lưng, suy giảm trí nhớ, trái gió trở trời thì đau hết mình mẩn... Tới lúc này, tiền kiếm được muốn tiêu cũng không xong. Đó là chưa kể đến chuyện nếu không việc, cô ấy chỉ biết ngồi nhà chạy mấy job nhỏ lẻ, công bỏ ra thì nhiều mà tiền thu về thì ít.

04

Nói chung, khi bạn hơn 20 tuổi, bạn cần có bao nhiêu tiền tiết kiệm là chuyện của bạn, chứ xã hội không hề có tiêu chuẩn thống nhất nào hết. 

Nếu bạn còn đi học, dù bạn không có tiền tiết kiệm cũng không ai khinh thường bạn hết, là học sinh thì việc học mới là quan trọng, cơ hội kiếm tiền tương lai còn rất nhiều.

Nếu bạn đã đi làm mà cũng chẳng có tiền tiết kiệm cũng không sao, dù sao bạn vẫn còn trẻ, cố gắng nhiều hơn một chút là được.

Hơn 20 tuổi, bạn có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản? - Ảnh 5.

Về cơ bản, những điều bạn trải qua cũng như cơ sở kinh tế giữa người với người không giống nhau sẽ dẫn đến kết quả khác nhau. Chúng ta không ai giống ai hết, điều công bằng duy nhất là chúng ta có quỹ thời gian như nhau, quyền lợi học tập như nhau và khát vọng kiếm tiền như nhau. Chỉ cần bạn vững tin thì số phận cũng có thể thay đổi. 

Cứ kiên trì đi, kiên trì đến lúc chân mỏi, giọng khàn, mắt mờ, như vậy, bạn sẽ có được nhiều hơn cả những gì bạn muốn.  20 tuổi, thậm dịch công chứng chí 30 tuổi không có tiền tiết kiệm không sao hết, không có nhà không sao hết, không có xe không sao hết, không có bồ cũng không sao hết, có năng lực và một trái tim mạnh mẽ mới là điều quan trọng.

Cố gắng thì hơi mệt một chút, nhưng ít nhất cảm giác luôn thấy an tâm.

Bất chấp dịch Covid-19, nhiều hàng quán ở Sài Gòn vẫn mở cửa kinh doanh: Từ việc

Để chủ động  phòng dịch Covid -19 , UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã có văn bản ra lệnh đóng cửa tất cả các hàng quán trên địa bàn đến ngày 5/4, trừ hàng thiết yếu nhằm hạn chế việc tụ tập đông người, chặn đứng nguy cơ lây lan của dịch bệnh.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV tối ngày 27/3, một số quán café tại TP Hồ Chí Minh vẫn bất chấp dịch bệnh mở cửa hoạt động. Không chỉ có các quán cà phê nhỏ lẻ mà thậm chí ngay cả một nhà hàng dịch công chứng nằm trên địa bàn quận 1  vẫn mở cửa và phục vụ hơn 30 khách cho đến tận khi được các cơ quan chức năng đến làm việc.

Đây là số ít những quán hàng mà PV ghi nhận sau 3 ngày TP HCM có chỉ thị tạm ngưng hoạt động dịch vụ ăn uống có công suất trên 30 người, để thực hiện công tác phòng chống dịch Covid -19.

Việc một số hàng quán bất chấp mở cửa đón khách, tụ tập đông người như vậy đang làm dấy lên nhiều lo ngại trong hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.

Bất chấp dịch Covid-19, nhiều hàng quán ở Sài Gòn vẫn mở cửa kinh doanh. Thực hiện: Kingpro

Bất chấp dịch Covid-19, nhiều hàng quán ở Sài Gòn vẫn mở cửa kinh doanh: Từ việc đóng cửa trước mở cửa bên đến việc... tắt đèn đón khách - Ảnh 2.

Một số hàng quán kéo cửa cuốn nhưng vẫn có khách ngồi bên trong

Bất chấp dịch Covid-19, nhiều hàng quán ở Sài Gòn vẫn mở cửa kinh doanh: Từ việc đóng cửa trước mở cửa bên đến việc... tắt đèn đón khách - Ảnh 3.

Các beer club vẫn đón và phục vụ đông khách

Bị khóa kênh do ăn mặc hở hang, nữ streamer "nóng bỏng" tố ngược lại Twitch phân biệt đối xử

Twitch là một nền tảng streaming game hàng đầu. Đã từ lâu, các lệnh cấm của nền tảng này lên các streamer đã tương đối vô lý và đã gây tranh cãi rất nhiều. Không hiếm các trường hợp "kháng cáo" từ các streamer.

Vụ việc gần đây nhất là của nữ streamer người Thụy Điển Swebliss. Cô nàng đã bị Twitch cấm live stream 24h do ăn mặc không phù hợp. Không đồng tình với phán quyết này, Swebliss đã tố cáo ngược lại Twitch về việc phân biệt đối xử.

Bị khóa kênh do ăn mặc hở hang, nữ streamer nóng bỏng tố ngược lại Twitch phân biệt đối xử - Ảnh 1.

Swebliss tên thật là Emma Bliss, quốc tịch Thụy Điển.

Ngay sau khi lệnh cấm được ban hành, nữ streamer đã có đăng tải thông tin trên Twitter cá nhân bày tỏ sự bức xúc.

Bị khóa kênh do ăn mặc hở hang, nữ streamer nóng bỏng tố ngược lại Twitch phân biệt đối xử - Ảnh 2.

"Có ai đó đã tố cáo và ngay lập tức tôi bị Twitch khóa stream một ngày. Điều này thật điên rồ. Có vẻ như Twitch đang ghét bộ quần áo mà tôi đã mặc cả năm nay".

Swebliss giải thích thêm rằng cô đã stream về lĩnh vực thời trang 6 năm nay rồi. Quần áo cô chưng diện trên stream chưa bao giờ là đi quá giới hạn cả. Sau đó, cô đã xóa những dòng trạng thái vì không muốn mọi chuyện đi quá xa.

Bị khóa kênh do ăn mặc hở hang, nữ streamer nóng bỏng tố ngược lại Twitch phân biệt đối xử - Ảnh 3.

"Twitch đang phân biệt đối xử khi nghĩ rằng những bộ quần áo thời trang bình thường lại là đồ theo phong cách gợi cảm và cấm tôi stream một ngày. Trong khi đó rất nhiều người đã gọi tôi là con điếm, kỳ thị người da màu, nhổ nước bọt, nói người Do Thái nên chết… nhưng họ không bị phạt gì cả."

Bị khóa kênh do ăn mặc hở hang, nữ streamer nóng bỏng tố ngược lại Twitch phân biệt đối xử - Ảnh 4.

"Không ảnh khỏa thân, không tin nhắn nhạy cảm hay những thứ tương tự thế. Tôi thường stream khoảng 7 tiếng mỗi ngày một mình. Tôi thực sự không hiểu tại sao việc mình nói chuyện giúp nhiều người xả được stress lại có thể là vấn đề được nhỉ. Tôi chỉ đang makeup thôi mà".

Sau khi lệnh cấm 24h kết thúc, cô nàng đã có thể stream trở lại dịch công chứng bình thường. Thế nhưng sau đó Swebliss đã đăng tải thông báo lên Instagram và YouTube cá nhân rằng mình đã bị phớt lờ bởi Twitch. Sắp tới, cô có thể sẽ tập trung nhiều vào các nền tảng khác để thay thế cho Twitch.

Bị khóa kênh do ăn mặc hở hang, nữ streamer nóng bỏng tố ngược lại Twitch phân biệt đối xử - Ảnh 5.

Với doanh thu khổng lồ và lượng người xem rất nhiều, Twitch là một trong những nền tảng phát trực tuyến hàng đầu thế giới. Nền tảng này đã có những quy định rất chặt chẽ về hành động cũng như ăn mặc trên stream. Thế nhưng, đã có không ít lần những lệnh cấm được đưa ra có phần ngớ ngẩn, gây tranh cãi với cộng đồng.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt?

Mỹ vừa chính thức trở thành ổ dịch đông bệnh nhân nhất thế giới, nhưng bệnh viện nước này không có đủ máy thở - thiết bị y tế quyết định sự sống của những bệnh nhân đang mang Covid-19 trong người. Báo cáo hồi tháng Hai cho thấy các bệnh viện Hoa Kỳ có khoảng 160.000 máy thở, 8.900 máy đang trong kho trực chờ ngày cấp bách. Nghe thì có vẻ nhiều, nhưng trong tình cảnh cấp bách, nhà cầm quyền tại New York liên tục đưa cảnh báo rằng bang này đang đứng bên bờ vực thiếu thốn vật tư y tế trầm trọng.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 1.

Theo phân tích của bác sĩ James Lawler, chuyên gia bệnh truyền nhiễm và sức khỏe cộng đồng tới từ Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Nebraska, thì khoảng 1 triệu người Mỹ sẽ cần máy thở trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, phân tích của Lawler không kèm mốc thời gian, nên có thể con số 1 triệu người không có nghĩa rằng họ sẽ cần thở máy cùng một lúc.

Nhân lúc máy thở đang trở thành trọng tâm sản xuất cũng như cứu cánh cho người nhiễm Covid-19, ta hãy tìm hiểu chút về nó.

Đây là cách máy thở hoạt động

Một vài bệnh nhân Covid-19 thở gấp và khó thở, họ phải cần tới sự trợ giúp của máy móc để hô hấp. Máy thở có nhiều hình dáng, nhưng thông thường có hình hộp chữ nhật, với đường ống truyền không khí từ máy vào phổi bệnh nhân. Chúng có thể giúp việc hô hấp dễ dàng hơn.

Về cơ bản, máy thở thổi không khí vào phổi bạn, hỗ trợ hoạt động thở tự nhiên ”, bác sĩ Nicholas Hill tới từ Đại học Y Tufts nói.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 2.

Người bệnh sẽ mang một trong hai loại suy hô hấp sau đây:

Đầu tiên là suy hô hấp tăng anhydrit cacbonic huyết, là khi không khí không vào phổi đủ và CO2 tích tụ tới mức quá tải. Để giúp bệnh nhân dạng này hô hấp, bác sĩ không cần tới máy thở đưa trực tiếp không khí vào phổi mà chỉ cần mặt nạ là đủ.

Loại thứ hai có tên suy hô hấp dịch công chứng giảm oxy huyết; đúng như tên gọi của nó, đó là khi hô hấp khó khăn và máu không nhận được đủ lượng oxy. Loại suy hô hấp này có thể gây ảnh hưởng tới phổi, và con virus SARS-CoV-2 cũng gây nên những tổn thương phổi tương tự.

Khi suy hô hấp diễn ra, phổi sẽ sưng tấy và xuất hiện dịch ứ đọng, khiến phổi khó hoạt động bình thường.

Chúng tôi điều trị những biểu hiện bệnh trên bằng việc đưa thêm oxy vào phổi bệnh nhân ”, bác sĩ Hill nói. “ Chúng tôi có thể truyền cho bạn 100% oxy để đẩy mức oxy trong máu lên cao, nhưng cũng phải rất cẩn thận vì oxy nguyên chất có thể gây hại ”.

Giải quyết tình trạng thiếu thốn máy thở

New York đang là bang có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất, số máy thở có tại đây vẫn đủ để duy trì sự sống trong hơn 800 ca nhiễm. Tuy nhiên, theo ước tính của nhà cầm quyền địa phương, bang này sẽ cần tới 30.000 máy thở để sử dụng khi số ca nhiễm virus có thể đạt đỉnh trong vài tuần tới.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 3.

Có nơi đề xuất sử dụng một máy thở cho hay bệnh nhân nếu tình hình thiếu hụt tiếp tục diễn ra. Việc này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân, vì máy thở được thiết kế để hỗ trợ hô hấp cho một bệnh nhân duy nhất. Trong trường hợp cấp bách, hai bệnh nhân phải dùng chung một máy thì họ phải có thể tích phổi và kích cỡ cơ thể tương đương thì mới mong hiệu quả được.

Theo lời bác sĩ Hill, việc hai bệnh nhân chung một máy thở rất liều lĩnh, nên cách giải quyết tốt nhất là tập trung sản xuất máy thở để cứu được càng nhiều người càng tốt. Thời điểm hiện tại, một số doanh nghiệp sản xuất ô tô đã tham gia sản xuất máy thở, điển hình là hãng xe điện Tesla của Elon Musk.

Ngoài ra, việc nhập khẩu máy thở từ Trung Quốc cũng là một phương pháp hay. Đất nước tỷ dân đã bắt đầu khống chế được đại dịch, một số đơn vị sản xuất cũng thừa thiết bị y tế, sẵn sàng bán lại cho những nước đang cần. Cũng lại lấy Elon Musk ra làm ví dụ: hôm vừa rồi, ông đã đặt mua 1.255 máy và đã tặng miễn phí 1.000 thiết bị cho các bệnh viện tại bang California, 255 máy thở còn lại sẽ được lắp cho những nơi cần kíp.

Máy thở là gì mà nước nào trên thế giới cũng đang chạy đua để có càng nhiều càng tốt? - Ảnh 4.